Cây thuốc - Vị thuốc
Tin tức
Xác định hoạt tính ức chế bệnh ung thư và HIV từ cây xạ đen
Xác định hoạt tính ức chế bệnh ung thư và HIV từ cây xạ đen Lá ...
 
Hướng dẫn cách làm mặt nạ tinh bột nghệ để làm đẹp
Nghệ là một loại thực phẩm không những tốt cho sức khỏe, phòng và điều trị ...
 
Bản đồ chỉ dẫn đường đi đến Dược Liệu Sài Gòn
35/21B5 Trần Đình Xu, P. Cầu Kho, Quận 1, Tp.HCM ...
 
Phân biệt cây xạ đen và cây xạ vàng
Cây xạ đen được nhiều người biết đến là “thần dược” trong phòng ngừa và hỗ ...
 
Cây xạ đen hỗ trợ chế ngự u xơ tử cung, u nang buồng trứng
Ngoài công dụng với bệnh nhân ung thư, cây xạ đen còn được biết đến là ...
 
Mật ong - Tinh nghệ vàng cho làn da trắng hồng
Có lẽ không có loại nguyên liệu nào vừa phát huy tác dụng dưỡng ẩm, vừa ...
 
Tác dụng điều trị u xơ tử cung từ cây trinh nữ hoàng cung
Trinh nữ hoàng cung là vị thuốc được nhân dân ta thường dùng để điều trị ...
 
Những thực phẩm có tác dụng tăng sức đề kháng cơ thể
Nghệ, tỏi, trà, mật ong, khoai lang, rau xanh đậm, trái cây màu sáng, sữa chua ...
 
Dược liệu sạch hướng đi tất yếu
Thời gian gần đây, nguy cơ cạn kiệt nguồn dược liệu, nguy cơ về dược liệu ...
 
Công dụng tuyệt vời của hà thủ ô đỏ
Hà thủ ô đỏ là một dược liệu quý mà dân gian đã lưu truyền từ ...
 
Kỹ thuật trồng nghệ vàng
Cây nghệ vàng là cây thuốc dân gian quý được người Việt Nam sử dụng từ ...
 
Công dụng điều trị tóc bạc sớm, thiếu máu của hà thủ ô đỏ
Hà thủ ô đỏ là một loài cây dược liệu được đánh giá cao nhất trong ...
 
Tìm hiểu CÂY HÀ THỦ Ô ĐỎ
Thân leo và lá của cây hà thủ ô được gọi là ‘Dạ giao đằng” (Herba ...
 
Trồng cây dược liệu - 8 vùng tập trung phát triển cây dược liệu
8 là số vùng tập trung phát triển các cây dược liệu tại Việt Nam đến ...
 
Cây thuốc - Vị thuốc
 

Đương quy nhật bản

Giá bán: 0 VNĐ
Đương quy còn gọi là sâm của phụ nữ vì Đương quy là thuốc đầu vị trong hầu hết các bài thuốc chữa bệnh của phụ nữ, có tác dụng dưỡng huyết, hoạt huyết, tăng cường sức khỏe, giúp phụ nữ tăng cường dinh dưỡng tuyến vú, tăng cường khả năng sinh lý, làm trẻ hóa cơ thể, tăng tuần hoàn máu nuôi dưỡng tế bào da, giúp da dẻ hồng hào tươi tắn. Đương quy còn chủ trị các bệnh về huyết như thiếu máu, da dẻ xanh xao, người gầy yếu, hoa mắt chóng mặt, chân tay tê, lạnh. Chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng khi thấy kinh. bế kinh, hoặc ứ huyết sau sinh.
 

Đương quy còn gọi là sâm của phụ nữ vì Đương quy là thuốc đầu vị trong hầu hết các bài thuốc chữa bệnh của phụ nữ, có tác dụng dưỡng huyết, hoạt huyết, tăng cường sức khỏe, giúp phụ nữ tăng cường dinh dưỡng tuyến vú, tăng cường khả năng sinh lý, làm trẻ hóa cơ thể, tăng tuần hoàn máu nuôi dưỡng tế bào da, giúp da dẻ hồng hào tươi tắn. Đương quy còn chủ trị các bệnh về huyết như thiếu máu, da dẻ xanh xao, người gầy yếu, hoa mắt chóng mặt, chân tay tê, lạnh. Chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng khi thấy kinh. bế kinh, hoặc ứ huyết sau sinh.


   Đương quy nhật bản trồng tại vùng nguyên liệu dược liệu sài gòn, Việt Nam

Rễ đương quy là bộ phận được dùng để làm thuốc chữa bệnh. Rễ dài 10 – 20 cm, gồm nhiều nhánh, thường phân biệt 3 phần: Phần đầu gọi là quy đầu, phần giữa gọi là quy thân, phần dưới gọi là quy vĩ. Đường kính quy đầu 1,0 – 3,5 cm, đường kính quy thân và quy vĩ 0,3 – 1,0 cm. Mặt ngoài màu nâu nhạt, có nhiều nếp nhăn dọc. Mặt cắt ngang màu vàng ngà, có vân tròn và nhiều điểm tinh dầu. Mùi thơm đặc biệt, vị ngọt, cay và hơi đắng.

Tại Việt Nam  cây đương quy được trồng nhiều ở Sa Pa,  Đà Lạt (Lâm Đồng).
Theo y học cổ truyền, đương quy có vị ngọt, cay, hơi đắng, tính ấm, vào 3 kinh tâm, can, tỳ; có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, chỉ huyết. Đông y sử dụng ương quy để chữa bệnh thiếu máu, kinh nguyệt không đều, đau kinh, bế kinh, huyết ứ trệ, phụ nữ trước khi đẻ vài ngày uống nước sắc đương quy sẽ dễ đẻ, giảm đau khi đẻ do giảm co thắt cổ tử cung.

Hai từ "đương quy” trong ngôn ngữ Hán Việt có nghĩa "về chỗ cần về”, vị thuốc này có thể điều khí, nuôi huyết, làm cho khí và huyết về đúng chỗ. Khi uống đương quy vào tỳ vị chỉ hỗ trợ tiết dịch vị, khi đến ruột mới hấp thu vào máu, đồng thời kích thích niêm mạc ruột hấp thu nhanh hơn, khi vào trong máu kích thích hấp thu oxy tăng nhanh, làm trẻ hóa tế bào máu. Đương quy có thể "hành”, có thể "giữ”, huyết trệ có thể tán, huyết hư có thể bổ, huyết táo có thể nhuận, huyết tan có thể về.


          Đương quy nhật bản trồng tại vùng nguyên liệu dược liệu sài gòn, Việt Nam

Theo nghiên cứu y học hiện đại, đương quy chứa nhiều nhóm hoạt chất quí như: Tinh dầu, trong đó quan trọng nhất là ligustilid có tác dụng làm tăng tuần hoàn máu và n-butylphtalid chữa đột quỵ do thiếu máu não cục bộ cấp tính; polycacharid tăng cường miễn dịch và ức chế khối u; các coumarin có tác dụng hoạt huyết; phytoestrogen làm giảm tác dụng kiểu oxytoxin của hormone tuyến yên, ức chế co bóp tử cung, chống viêm và hạ huyết áp; acid hữu cơ ferulic có tác dụng ức chế ngưng tập tiểu cầu, được chỉ định để chữa trị bệnh rối loạn kinh nguyệt, tim mạch, huyết áp cao và tăng khả năng thích nghi của cơ thể.


     Đương quy nhật bản trồng tại vùng nguyên liệu dược liệu sài gòn, Việt Nam


      Đương quy nhật bản trồng tại vùng nguyên liệu dược liệu sài gòn, Việt Nam

-------------------
Bộ phận dùng: rễ ( tươi hoặc khô )

Tiêu chuẩn: dược liệu sạch, trồng tại Việt Nam

Màu vàng sậm, trọng lượng trung bình: 12 - 15rễ-củ /kg

Độ ẩm: tối đa 12%

Tạp chất: không có

Đóng gói:  túi polyethylene, 30kg

Khả năng cung cấp: trên 30 tấn/năm


 
Các sản phẩm khác


(*) Lưu ý: Hiệu quả của sản phẩm còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.