Chuyên cung cấp giống cây hà thủ ô đỏ
Giống hà thủ ô (đỏ)
Chuyển giao kỹ thuật - hướng dẫn kỹ thuật trồng - bao tiêu sản phẩm
Hợp tác tổ chức - cá nhân có nhu cầu trồng, cung cấp cây giống hà thủ ô
Cung cấp hà thủ ô theo đơn đặt hàng công ty dược, bệnh viện, phòng khám đông y

Hà thủ ô (đỏ) - Cây giống 4 tháng tuổi trồng tại Đà Lạt, Lâm Đồng - Theo quy trình dược liệu sạch tự nhiên - cung cấp cây giống - kỹ thuật trồng - bao tiêu sản phẩm

Cây giống Hà thủ ô - hà thủ ô 2 tháng tuổi - Hà thủ ô (đỏ) - Cây giống 2 tháng tuổi trồng tại Đà Lạt, Lâm Đồng -
Theo quy trình dược liệu sạch tự nhiên - cung cấp cây giống - kỹ thuật
trồng - bao tiêu sản phẩm

Cây giống Hà thủ ô - hà thủ ô 8 tháng tuổi - Hà thủ ô (đỏ) - Cây 8 tháng tuổi trồng tại Đà Lạt, Lâm Đồng -
Theo quy trình dược liệu sạch tự nhiên - cung cấp cây giống - kỹ thuật
trồng - bao tiêu sản phẩm

Cây Hà thủ ô - Hà thủ ô (đỏ) - Cây 12 tháng tuổi trồng tại Đà Lạt, Lâm Đồng -
Theo quy trình dược liệu sạch tự nhiên - cung cấp cây giống - kỹ thuật
trồng - bao tiêu sản phẩm.
Bộ phận dùng: Rễ củ phơi hay sấy khô của cây Hà thủ ô đỏ.
Thành phần hoá học: Thân rễ Hà thủ ô chứa antranoid, trong đó có emodin, chrysophanol, rhein, physcion; protid, tinh bột, lipid, chất vô cơ, các chất tan trong nước, lecitin, rhaponticin
Công năng: Bổ huyết giữ tinh, hoà khí huyết, bổ can thận, mạnh gân xương, nhuận tràng.
Công dụng: Bổ máu, trị thần kinh suy nhược, ngủ kém, sốt rét kinh niên, thiếu máu, đau lưng, mỏi gối, di mộng tinh, bạch đới, đại tiểu tiện ra máu, mẩn ngứa. Uống lâu làm đen râu tóc đối với người bạc tóc sớm, làm tóc đỡ khô và đỡ rụng.
Cách dùng, liều lượng: 12-20g một ngày, dạng thuốc sắc, thuốc bột, rượu bổ. Trước khi dùng phải chế biến, phụ liệu chính là đậu đen.
Bào chế Hà thủ ô: Rửa sạch củ, ngâm nước vo gạo 1 ngày 1 đêm, sau đó rửa lại. Đổ nước đậu đen cho ngập (cứ 1 kg Hà thủ ô cần 100 g đậu đen, 2 lít nước, nấu đến khi đậu đen nhừ nát), nấu đến khi gần cạn, cần đảo luôn cho chín đều. Khi củ đã mềm, lấy ra, bỏ lõi (nếu có). Thái hoặc cạo mỏng rồi phơi khô. Nếu còn nước đậu đen thì tẩm phơi cho hết.Nếu đồ, phơi 9 lần (cửu chưng cửu sái) thì càng tốt. Khi đun nên đặt vỉ ở đáy nồi cho khỏi cháy dược liệu.
+ Chữa huyết hư máu nóng, tóc khô hay rụng, sớm bạc, và hồi hộp chóng mặt, ù tai, hoa mắt, lưng gối rũ mỏi, khô khát táo bón, dùng Hà thủ ô chế, Sinh địa, Huyền sâm, mỗi vị 20g sắc uống.
+ Chữa người già xơ cứng mạch máu, huyết áp cao hoặc nam giới tinh yếu khó có con, dùng Hà thủ ô 20g, Tầm gửi Dâu, Kỷ tử, Ngưu tất đều 16g sắc uống.
+ Bổ khí huyết, mạnh gân cốt, Hà thủ ô trắng và Hà thủ ô đỏ với lượng bằng nhau, ngâm nước vo gạo 3 đêm, sao khô tán nhỏ, luyện với mật làm viên to bằng hạt đậu xanh. Uống mỗi ngày 50 viên với rượu vào lúc đói.
+ Chữa đái dắt buốt, đái ra máu (Bệnh lao lâm), dùng lá Hà thủ ô, lá Huyết dụ bằng nhau sắc rồi hoà thêm mật vào uống.
+ Điều kinh bổ huyết: Hà thủ ô (rễ, lá) 1 rổ lớn, Đậu đen 1/2kg. Hai thứ giã nát, đổ ngập nước, nấu nhừ, lấy vải mỏng lọc nước cốt, nấu thành cao, thêm 1/2 lít mật ong, nấu lại thành cao, để trong thố đậy kín, mỗi lần dùng 1 muỗng canh, dùng được lâu mới công hiệu.
Kiêng kỵ: Uống Hà thủ ô thì kiêng ăn hành, tỏi, cải củ. Đối với người có áp huyết thấp và đường huyết thấp thì kiêng dùng.
