Cây phèn đen còn gọi là Cây mực, diệp hạ châu mạng. Tên khoa học Phyllanthus Reticulatus Poir. Là loài cây thuộc họ thầu dầu. Cây có kích cỡ nhỡ đến trung bình, cao từ 2 tới 4 mét, cành cây có nhánh màu đen. Lá hình trái xoan, mọc so le, phiến lá mỏng và hay thay đổi, lá dài từ 2 tới 4 cm. Mặt trên của lá có màu sẫm hơn so với mặt dưới, hoa thường mọc ớ dưới nách lá, có thể riêng lẻ hoặc theo chùm 3 4 lá một. Quả của cây có màu đen và hình tròn. Cây thường ra hoa vào tháng 8 9 hoặc 10, đây là loài cây thường mọc hoang ở nước ta. Người ta thường thu hái cả cây về để làm thuốc. Cây phèn đen có vị chát đắng, tính lạnh, lá cây có tác dụng giải độc và sát trùng rất tốt. 
Công dụng của cây phèn đenTheo đông y, cây phèn đen có vị chát, tính mát, có khả năng thanh nhiệt giải độc, sát trùng, kháng viêm, chống nhiễm khuẩn, lợi tiểu, thu liễm, chỉ tả. - Điều trị bệnh xương khớp như gai cột sống, thoái hóa cột sống
- Trị kiết lỵ, tiêu chảy do nhiệt, đại tiện ra máu, tiểu tiện khó
- Trị bệnh trĩ, thủy đậu, nhọt độc, chảy máu nướu răng
- Hỗ trợ điều trị bệnh thận (Kết hợp bài thuốc 4 vị :Muối, Nổ, Phèn đen, Quýt gai)
Bài thuốc kết hợp 4 vị thuốc hỗ trợ điều trị bệnh thận
Cách dùng bài thuốc 4 vị hỗ trợ điều trị bệnh thận - Kết hợp các vị thuốc gồm cây muối 30g, cây quýt gai 30g, cây mực 30g, cây nổ 30g, nhằm tăng tác dụng điều trị. - Các vị thuốc đem rửa sạch rồi đun với 1,5 lít nước, đun sôi nhỏ lửa khoảng 30 phút, còn 700 ml nước thuốc, chia 3 lần uống sau ăn.
TƯ VẤN - ĐẶT HÀNG: (028) 666.05106 - 0902.600.680 Cửa hàng bán lẻ: 35/21B5 Trần Đình Xu, Quận 1, TP.HCM
|