Cây thuốc - Vị thuốc
Tin tức
Xác định hoạt tính ức chế bệnh ung thư và HIV từ cây xạ đen
Xác định hoạt tính ức chế bệnh ung thư và HIV từ cây xạ đen Lá ...
 
Hướng dẫn cách làm mặt nạ tinh bột nghệ để làm đẹp
Nghệ là một loại thực phẩm không những tốt cho sức khỏe, phòng và điều trị ...
 
Bản đồ chỉ dẫn đường đi đến Dược Liệu Sài Gòn
35/21B5 Trần Đình Xu, P. Cầu Kho, Quận 1, Tp.HCM ...
 
Phân biệt cây xạ đen và cây xạ vàng
Cây xạ đen được nhiều người biết đến là “thần dược” trong phòng ngừa và hỗ ...
 
Cây xạ đen hỗ trợ chế ngự u xơ tử cung, u nang buồng trứng
Ngoài công dụng với bệnh nhân ung thư, cây xạ đen còn được biết đến là ...
 
Mật ong - Tinh nghệ vàng cho làn da trắng hồng
Có lẽ không có loại nguyên liệu nào vừa phát huy tác dụng dưỡng ẩm, vừa ...
 
Tác dụng điều trị u xơ tử cung từ cây trinh nữ hoàng cung
Trinh nữ hoàng cung là vị thuốc được nhân dân ta thường dùng để điều trị ...
 
Những thực phẩm có tác dụng tăng sức đề kháng cơ thể
Nghệ, tỏi, trà, mật ong, khoai lang, rau xanh đậm, trái cây màu sáng, sữa chua ...
 
Dược liệu sạch hướng đi tất yếu
Thời gian gần đây, nguy cơ cạn kiệt nguồn dược liệu, nguy cơ về dược liệu ...
 
Công dụng tuyệt vời của hà thủ ô đỏ
Hà thủ ô đỏ là một dược liệu quý mà dân gian đã lưu truyền từ ...
 
Kỹ thuật trồng nghệ vàng
Cây nghệ vàng là cây thuốc dân gian quý được người Việt Nam sử dụng từ ...
 
Công dụng điều trị tóc bạc sớm, thiếu máu của hà thủ ô đỏ
Hà thủ ô đỏ là một loài cây dược liệu được đánh giá cao nhất trong ...
 
Tìm hiểu CÂY HÀ THỦ Ô ĐỎ
Thân leo và lá của cây hà thủ ô được gọi là ‘Dạ giao đằng” (Herba ...
 
Trồng cây dược liệu - 8 vùng tập trung phát triển cây dược liệu
8 là số vùng tập trung phát triển các cây dược liệu tại Việt Nam đến ...
 
Tư vấn

Dành dành thanh nhiệt, lương huyết

Có hai loại dành dành được dùng làm thuốc trong Đông y là dành dành, còn gọi là chi tử, mọc hoang và được trồng phổ biến ở các tỉnh đồng bằng và trung du nước ta và dành dành núi còn gọi là sơn chi tử , cùng họ cà phê có ở vùng núi, nhất là các tỉnh miền Trung.

Theo YHCT, dành dành có vị đắng, tính hàn, quy vào 5 kinh: can, đởm, tâm, phế, tam tiều. Có công năng thanh nhiệt trừ phiền, lương huyết, chỉ huyết. Trị các chứng sốt cao, tâm phiền, viêm gan hoàng đản, tiểu đỏ, tiểu ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam, mắt đỏ, sưng đau.

Có hai loại dành dành được dùng làm thuốc trong Đông y là dành dành, còn gọi là chi tử (Gardenia jasminoides Ellis), mọc hoang và được trồng phổ biến ở các tỉnh đồng bằng và trung du nước ta và dành dành núi còn gọi là sơn chi tử (Gardenia stenophylla Merr.), cùng họ cà phê có ở vùng núi, nhất là các tỉnh miền Trung. Hầu như tất cả các bộ phận của cây dành dành như rễ, cành lá, hoa, quả, hạt đều được dùng làm thuốc. Cành và lá chặt nhỏ, phơi khô, khi dùng sao vàng. Quả khi gần chín, thu hái phơi khô; hoặc đem đồ chín rồi phơi khô, quả dành dành tên thuốc là chi tử. Sau đó bóc tách riêng phần vỏ quả và hạt. Riêng hạt dành dành, có thể qua một số phương pháp chế biến như sao vàng, sao đen tùy theo yêu cầu của việc chữa bệnh. Nếu để thanh nhiệt ở gan, trị các chứng viêm gan hoàng đản, hoặc trị sốt thì dùng hạt sống hoặc chỉ sao qua, còn nếu dùng cầm máu thì phải tiến hành sao đen, hay sao cháy. Hoa dành dành có thể dùng tươi hoặc phơi khô. Rễ dành dành, rửa sạch, phơi khô, cắt đoạn, khi dùng cần sao vàng.

Theo YHCT, dành dành có vị đắng, tính hàn, quy vào 5 kinh: can, đởm, tâm, phế, tam tiều. Có công năng thanh nhiệt trừ phiền, lương huyết, chỉ huyết. Trị các chứng sốt cao, tâm phiền, viêm gan hoàng đản, tiểu đỏ, tiểu ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam, mắt đỏ, sưng đau.

Dành dành thanh nhiệt, lương huyết 1
 Cây dành dành.

Dành dành được dùng làm thuốc trong các trường hợp

Trị đau mắt, nhức mắt, mắt sưng đỏ: lá dành dành bánh tẻ rửa sạch, vò nát, lấy dịch đông, đặt vào miếng giấy bản hay miếng vải gạc sạch, đắp lên mi mắt. Khi miếng thuốc đắp có cảm giác nóng lên thì đặt lật ngược lại, làm nhiều lần. Ngày đắp 1 - 2 miếng thuốc. Ngoài ra, lá dành dành còn dùng trị nhọt độc sưng thũng, mụn đầu đinh, vết thương.

Trị viêm gan hoàng đản: cành và lá dành dành 30 - 50g sắc nước uống, ngày chia 2 lần trước bữa ăn. Hoặc chi tử 12g, nhân trần 30g, rễ chút chít 8g. Sắc uống, ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần, trước bữa ăn 1 - 1,5 giờ. Uống 2 - 3 tuần. Hoặc chi tử, hoàng bá, cam thảo, xa tiền tử, mỗi vị 9g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần, trước bữa ăn 1 - 1,5 giờ. Uống liền 2 - 3 tuần.

Trị sốt cao: vỏ quả dành dành 20 - 30g, sắc uống; hoặc phối hợp với đạm đậu sị, mỗi vị 20g, sắc uống ngày 1 thang. Hoặc dùng 5 - 7 quả dành dành tươi, thái ngang, phối hợp với 20g đạm đậu sị, sắc uống ngày 1 thang.

Trường hợp sốt quá cao, phát cuồng, mê sảng, hoặc người bị sốt do phát nhiều mụn nhọt độc: chi tử, hoàng liên, hoàng bá, hoàng cầm, đồng lượng 9 - 12g, sắc uống ngày một thang. Uống liền nhiều thang tới khi khỏi.

Trị ho ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam: chi tử (sao đen) 9g, hoa hòe (sao đen) 12g, cát căn 12g sắc uống, ngày 1 thang. Uống liền 5 - 7 thang, trước bữa ăn. Trường hợp chảy máu cam, dùng chi tử sao cháy, tán bột mịn, lấy một ít bột, hít vào bên lỗ mũi bị chảy máu.

Trị đi tiểu ra máu: quả dành dành tươi thái ngang 30 - 50g, sắc nước uống. Trường hợp tiểu ít, tiểu buốt, dắt: chi tử, mộc thông, xa tiền tử (hoặc xa tiền thảo), biển súc, hoạt thạch, cù mạch, mỗi vị 12g, đại hoàng 8g, cam thảo 6g. Sắc uống, ngày 1 thang, trước bữa ăn 1 - 2 giờ. Dùng liền 5 - 7 thang.

Trị bỏng nước: chi tử sao cháy, tán mịn, trộn đều vào lòng trắng trứng gà, bôi nhẹ nhàng vào vết thương, ngày nhiều lần, cứ khô lại bôi tiếp.

  GS.TS. Phạm Xuân Sinh


Các bài viết khác
Trang 1/2: 1, 2  Sau


(*) Lưu ý: Hiệu quả của sản phẩm còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.