Cây thuốc - Vị thuốc
Tin tức
Xác định hoạt tính ức chế bệnh ung thư và HIV từ cây xạ đen
Xác định hoạt tính ức chế bệnh ung thư và HIV từ cây xạ đen Lá ...
 
Hướng dẫn cách làm mặt nạ tinh bột nghệ để làm đẹp
Nghệ là một loại thực phẩm không những tốt cho sức khỏe, phòng và điều trị ...
 
Bản đồ chỉ dẫn đường đi đến Dược Liệu Sài Gòn
35/21B5 Trần Đình Xu, P. Cầu Kho, Quận 1, Tp.HCM ...
 
Phân biệt cây xạ đen và cây xạ vàng
Cây xạ đen được nhiều người biết đến là “thần dược” trong phòng ngừa và hỗ ...
 
Cây xạ đen hỗ trợ chế ngự u xơ tử cung, u nang buồng trứng
Ngoài công dụng với bệnh nhân ung thư, cây xạ đen còn được biết đến là ...
 
Mật ong - Tinh nghệ vàng cho làn da trắng hồng
Có lẽ không có loại nguyên liệu nào vừa phát huy tác dụng dưỡng ẩm, vừa ...
 
Tác dụng điều trị u xơ tử cung từ cây trinh nữ hoàng cung
Trinh nữ hoàng cung là vị thuốc được nhân dân ta thường dùng để điều trị ...
 
Những thực phẩm có tác dụng tăng sức đề kháng cơ thể
Nghệ, tỏi, trà, mật ong, khoai lang, rau xanh đậm, trái cây màu sáng, sữa chua ...
 
Dược liệu sạch hướng đi tất yếu
Thời gian gần đây, nguy cơ cạn kiệt nguồn dược liệu, nguy cơ về dược liệu ...
 
Công dụng tuyệt vời của hà thủ ô đỏ
Hà thủ ô đỏ là một dược liệu quý mà dân gian đã lưu truyền từ ...
 
Kỹ thuật trồng nghệ vàng
Cây nghệ vàng là cây thuốc dân gian quý được người Việt Nam sử dụng từ ...
 
Công dụng điều trị tóc bạc sớm, thiếu máu của hà thủ ô đỏ
Hà thủ ô đỏ là một loài cây dược liệu được đánh giá cao nhất trong ...
 
Tìm hiểu CÂY HÀ THỦ Ô ĐỎ
Thân leo và lá của cây hà thủ ô được gọi là ‘Dạ giao đằng” (Herba ...
 
Trồng cây dược liệu - 8 vùng tập trung phát triển cây dược liệu
8 là số vùng tập trung phát triển các cây dược liệu tại Việt Nam đến ...
 
Tư vấn

Kỹ thuật trồng nghệ vàng

Cây nghệ vàng có tên gọi khoa học là Curcuma longa L thuộc họ gừng (Zingiberaceae), ngoài ra còn có tên gọi khác là Khương Hoàng, Uất kim, Cohem, Co khản mỉn (Thái), Khinh lương (Tày), là cây thuốc dân gian quý được người Việt Nam sử dụng từ lâu đời mà còn là cây gia vị, cây thực phẩm. Hiện nay, nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước đã chứng minh cây nghệ vàng có chất cucurmin có nhiều tác dụng chữa trị bệnh, đặc biệt là bệnh ung thư và một số bệnh hiểm nghèo khác.Chính vì vậy, cây nghệ vàng đựợc nhiều nhà khoa học, nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm, là mặt hàng xuất khẩu có giá trị và dễ tiêu thụ vì nhu cầu dựợc liệu ngày càng cao nhờ tinh chất cucurmin quý trong nghệ.



1. Làm đất
    Nghệ là cây trồng chủ yếu để lấy củ (thân ngầm), vì vậy nghệ cần đất tơi xốp hơn là đất nặng. Cần nơi thoát nước. Người ta thường thấy nghệ phần lớn được trồng quanh nhà để lấy củ và lá dùng hàng ngày. Nhưng nếu trồng trên diện tích rộng để bán thì cấn những lô đất cao, thoát nước. Đất được cày bừa kỹ, phơi ải, làm sạch cỏ, lên luống cao 20 - 25 cm, rộng 1,0 - 1,2 m. Bón 20 - 25 tấn phân chuồng, 300 - 400 kg super lân cho 1 ha. Lượng phân này có thể bón rải, trộn đều vào đất, nhưng cũng có thể bón vào rãnh cho tiết kiệm.

2. Trồng nghệ
    Trồng nghệ cũng giống trồng gừng. Ta chọn các củ nghệ tốt không bị bệnh, không thối. Nếu củ có nhiều nhánh, ta tách các nhánh ra, mỗi nhánh trồng 1 hốc. Đất xẻ rãnh, bón phân theo rãnh nếu đủ công lao động, lấp một lớp đất 2 - 5 cm, đặt củ nghệ lên trên với khoảng cách 20 - 25 cm một củ, hàng cách hàng 30 - 35 cm, nếu đất tốt có thể trồng thưa hơn một chút. Lấp đất xong, phủ luống bằng rơm rạ, tưới nước cho đủ ẩm. Sau 5 - 7 ngày mầm nghệ sẽ mọc lên. Mầm nghệ mọc khoẻ nên không cần lấy lớp rơm rạ phủ luống đi. Kiểm tra, nếu hốc nào nghệ không lên nên trồng dặm cho kịp để nghệ phát triển đồng đều.

3. Chăm sóc
    Nghệ trồng để lấy củ, không cần lấy lá. Vì vậy chú ý không để lá phát triển quá tốt. Nếu nghệ trồng một vài luống nhỏ quanh nhà thì cây tốt lá là bình thường, nếu nghệ trồng trên diện tích rộng, cây tốt lá sẽ cho củ nhỏ. Vì vậy, sau khi nghệ mọc, lá phát triển vàng nhạt, lá mượt thì không cần bón thúc đạm. Nhưng sau 20 - 25 ngày, nghệ đã được 5 - 6 lá thì cần bón thúc kali, (tro bếp), bánh dầu và vun gốc để củ phát triển được thuận lợi. trong trường hợp nghệ tốt lá sớm, cần hãm lại bằng cách ngắt bớt một số lá gốc, chỉ bón thúc tro bếp hay kali, giảm bớt số lần tưới để cho đất đủ ẩm thôi, cây sẽ đanh lại. Sau đó tưới nước đủ ẩm rồi vun gốc, xới xáo cho tơi xốp.



4. Thu hoạch, bảo quản
    Thường nghệ trồng vào vụ Đông - Xuân, tháng 11 - 12 (miền Nam), ở miền Bắc có thể trồng muộn hơn, và sẽ thu hoạch rải rác từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, tuỳ nhu cầu sử dụng đất mà quyết định. Khi cây nghệ ngừng phát triển lá non, lá già đã bắt đầu khô ở mép, ngả vàng nhạt, đào gốc nghệ thấy vỏ củ có màu vàng sẫm (da bóng, đầu củ cũng có màu vàng sẫm) là đến lúc thu hoạch.
Thường dùng cuốc (nếu thu hoạch ít). Nếu nhiều, dùng cày cày chếch bên hàng nghệ cho bật gốc lên, nhổ lấy cả cây, rũ đất mang cả cây về, cắt lấy gốc, bỏ thân lá đi. Để nghệ vào chỗ khô ráo, mát mẻ có thể bảo quản được lâu. Chọn củ nghệ kém tiêu chuẩn bán trước. Chọn củ nghệ giá đều để làm giống.


Các bài viết khác
Trang 1/2: 1, 2  Sau


(*) Lưu ý: Hiệu quả của sản phẩm còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.