Kỹ thuật trồng ; Chăm sóc ; Củ mài Hoài Sơn
1. Đặc điểm:
Là một loại cây thân leo, có củ. Thân dài, nhỏ, chiều dài trên 3 m,
thân nhẵn không có lông, cây có thể mọc quấn vào các thân cây khác hoặc
các vật khác, đến đầu mùa đông cây khô héo. Lá mọc đối hình tim và hoặc
hình mũi tên, đầu nhọn, cuống dài, xanh, gân lá hình lưới. Mùa hè ở
cuống lá mọc hoa trắng, đơn tính. Giữa những cuống lá mọc những dái củ
hình bầu dục hoặc hình quả trứng; loại dái củ này gọi là trứng củ mài,
loại dái củ này có thể để gây giống. Quả của củ mài là loại quả có góc
khía như loại quả vừng) có ba góc kín hình cánh chim. Hạt có cánh hình
bầu dục. Dưới đất có củ, phần trên nhọn, phần dưới có hình chiếc dùi cui
dài khoảng 30-65 cm, đường kính từ 7-10 cm. Vỏ ngoài màu nâu, vỏ mỏng
và sù sì, mọc nhiều rễ phụ, mặt cắt ngang không đều, màu trắng hoặc
trắng vàng, có nhựa, không mùi.
Củ mài đòi hỏi về khí hậu không khắt khe, nói chung vùng núi không rét
lắm đều có thể trồng. Nhưng đòi hỏi về đất lại tương đối khắt khe, vì củ
mài là loại rễ mọc sâu, mức chịu phân bón tương đối mạnh, thích nghi
trồng ở nơi đất màu mỡ tầng đất sâu, hướng mặt trời ấm áp, kín gió, đất
xốp, thoát nước tốt; đất trũng, đất lầy, đất kiềm đều không thích nghi,
vì sức hút nước của củ mài yếu, nước nhiều dễ bị thối củ.
Ở những nơi có sâu bệnh thì không thể trồng liên tục, nói chung sau khi
trồng hai năm cần phải luân canh các loại cây khác một năm. Và củ mài là
loại dễ mắc bệnh không nên luân canh những loại cây có bệnh như cây
thuốc lá. Ngoài ra ở loại đất có nguồn bệnh cũng không nên trồng củ mài,
vì sau khi bị bệnh củ mài sẽ mọc không tốt, chế biến khó khăn, ảnh
hưởng đến sản lượng và chất lượng.

Cây hoài sơn trong giai đoạn phát triển tại Đà Lạt, Lâm Đồng 8/2014
2. Kỹ thuật trồng:
a. Chuẩn bị giống:
Nói chung có hai loại đầu củ và dái củ.
1. Nguồn gốc và cách bảo quản: Mùa đông khi nào đào củ mài, chọn loại củ
to ngắn, không bệnh tật, lấy phần đầu củ cắt dài khoảng 17-20 cm đem
cất đi để năm sau làm giống. Loại đầu củ này từ khi cắt cho đến khi
trồng cách nhau nửa năm cho nên cất giữ phải cho tốt. Cách cất giữ như
sau: những đầu củ sau khi lấy về đem phơi ở những chỗ thoáng gió trong
nhà, phơi độ 6-7 ngày. Phơi như vậy để mặt cắt khô lại, sau khi phơi
xong đem về để vào hố hoặc hầm ở dưới đất rồi năm sau đem trồng. Nếu
không để ở hố, hầm thì chọn một góc nhà khô ráo, trải một lớp cát hơi
khô, rồi đặt "đầu củ” lên, xếp cao độ 17-20 cm, lại phủ lên 7-10cm cát,
cứ xếp nhiều tầng như vậy, tầng trên cùng phủ một lớp rơm rạ để chống
lạnh và bốc hơi. Trong thời gian này (thời gian cất giữ suốt mấy tháng)
nhiệt độ ở trong nhà không được quá cao, nếu không đầu củ sẽ bị hỏng. Để
bảo đảm chắc chắn, trong thời gian cất giữ cần chọn ngày nắng ráo mà
kiểm tra, nếu phát hiện khô quá thì cần đổi cát ngay nếu ẩm quá thì có
thể dàn cát ra đợi phơi khô lại vun vào.
2. Giữ "dái củ” và chăm sóc cây con: Trước khi đào củ, thu nhặt "dái
củ” đem về để trong nhà, phơi hơi khô khô rồi để ở góc nhà hoặc để vào
hố, hầm. Trải một lần cát hơi ẩm (cát nhỏ) xen kẽ với một lớp dái củ cao
7-10 cm và cứ thế xếp nhiều tầng, tầng trên cùng phủ rơm rạ và kiểm tra
thường xuyên đảm bảo độ ẩm nhất định, đồng thời ngăn ngừa chuột. Nếu ở
những vùng mùa đông tương đối ấm áp, "dái củ” có thể để ở hòm gỗ hoặc
hộp giấy; nhưng cần chú ý thông hơi, tránh mốc, thối.
Dùng "dái củ” để giống: cụ thể là ở miền Nam vào tháng 3 (tức là từ Kinh
trập đến xuân phân); miền Bắc vào tháng 4 (Tức là từ Thanh minh đến Cốc
Vũ) hoàn thành việc làm đất. Đánh luống ruộng 1,3 cm. Miền Nam đánh
luống cao, miền Bắc đánh luống có bờ. Sau khi đánh luống xong cứ cách
20-23 cm xẻ một rãnh ngang sâu 3-7 cm để đặt giống, mỗi rãnh đặt độ
20-30 "dái củ”; nếu đánh rãnh dọc thì cách 23-27 cm một rãnh, và cứ cách
10 cm thì đặt hai "dái củ”. Sau khi đặt xong thì bón phân bắc hoặc phân
chuồng, sau đó phủ đất lên, phủ bằng mặt luống, đất phủ hơi ẩm một
chút. Sau khi đặt giống độ nửa tháng thì mầm mọc, khi đó có thể dùng
cuốc xới nhẹ giữa các hàng, rồi bón thúc phân lần thứ nhất, sau khi cây
đã bò trên mặt đất, làm cỏ bỏ phân lần thứ hai. Nhưng khi có cỏ dại mọc
phải nhổ, nếu gặp tiết khô hạn phải tưới nước. Đến mùa thu mầm héo, cắt
dây đi và đào củ, củ dài khoảng 17-23 cm. Chọn những củ có hình dáng
tương đối đẹp đem cất giữ (cách cất giữ cũng như cất giữ đầu củ) đợi
ngày đem trồng. Nhưng để giảm bớt thủ tục cất giữ và tránh thiệt hại, có
thể sau khi cắt dây xong thì phủ đất ngay lên để chống sương giá, ở
những nơi đất ẩm không cần phủ đất, đến năm sau trước khi trồng thì đào
lên để trồng.
Hai lối trồng như trên đều có ưu và khuyết điểm riêng. Trồng theo
cách thứ hai (trồng bằng dái củ) về thời gian chậm một năm, nhưng về mặt
giống có thể lấy được nhiều. Cách trồng thứ nhất tuy thu hoạch nhanh
được ngay trong năm, nhưng mỗi cây chỉ có một đầu củ nên không thể mở
rộng diện tích trồng, thậm chí còn có thể bị thiệt hại. Vì vậy, ở nhiều
nơi thường trồng cả hai cách. Ngoài ra, khi trồng những cây con bằng dái
củ đem trồng cây khỏe mạnh, sản lượng tương đối cao.
b. Xới đất và bón phân
Củ mài là loại cây mọc rễ sâu, cần phải làm đất sâu, cần phải làm đất
trước mùa đông năm trước, cuốc đất sâu độ 67 cm, để phơi ải. Đến năm
sau, trước khi trồng, mỗi mẫu bón lót 5.000-7.500 kg phân chuồng vv. rắc
đều phân lên mặt đất, sau đó bừa lấp phân, cuối cùng đánh luống. Nếu ở
nơi đất đã trồng năm trước thì năm đó không cần phải cuốc đất, đến mùa
xuân năm sau chỉ bón phân lót và cày bừa là được.
c. Đánh luống
Trước khi trồng, vì miền Nam mưa nhiều cần phải đánh luống cao, mặt
luống rộng chừng 1,3 m, rãnh luống rộng 33 cm, cao 17 cm. tiện cho việc
thoát nước. Nhưng ở Miền Bắc vì mưa ít nên cần phải tưới, khi trồng được
4 luống thì đắp một bờ con cao 10-13 cm để tiện cho việc giữ nước.
d. Trồng
Thời vụ trồng ở Miền Nam vào tháng 3, miền Bắc tháng 4, khi nhiệt độ đất
trên 130C mới trồng. Giống là đầu củ giữ năm trước hoặc cây con ươm
bằng "dái củ”năm trước. Trên luống cứ cách 27-33 cm xẻ một rãnh, mỗi
luống 4 rãnh, sâu 7 cm, sau đó đặt nằm đầu củ hoặc cây con vào rãnh. Chú
ý đặt mầm đều ngả về một hướng, mỗi mầm cách nhau 23-27 cm. Sau đó bón
phân, mỗi mẫu bón 1.600 kg phân bắc, cuối cùng phủ đất lên.
Ngoài ra trồng day nên khi trồng có hai cách: một là trồng hàng đơn, hai
là trồng hàng kép. Hàng đơn tức là ở giữa rãnh cứ cách 13 cm đặt một
cây con hoặc một ‘đầu củ” rồi phủ đất lên. Hàng kép tứclà ở rãnh cứ cách
17 cm và đặt nghiêng hai hàng, hai đầu của hai mầm cách nhau 7 cm hai
đuôi của chúng thành hình chữ "bát” rồi phủ đất lên.
Dùng hai cách trên, về tổng sản lượng gần như nhau, nhưng trồng hàng đơncủ to và dài hơn, vì vậy vẫn dùng cách trồng hàng đơn.
Một số nơi, mùa đông hàng năm trước thu hoạch ngô, lấy cây ngô về chọn
những cây ngô gốc to cắt ra từng đoạn dài 65 cm, bó 50 khúc thành một bó
đem ngâm vào nước phân. Khi trồng củ mài lấy những bó đó ra, dùng cọc
đóng một lỗ sâu 65 cm với khoảng cách 23×20 cm rồi bỏ từng đoạn thân cây
ngô vào lỗ đó, đầu trên của cây ngô bằng với lòng rãnh, sau đó đặt
giống ngang đầu đoạn cây ngô, rồi bón phân, mỗi mẫu bón 1.600 kg phân
chuồng, cuối cùng phủ đất. Trồng theo cách này không những sản lượng cao
mà củ to, tròn, thẳng, dễ chế biến, không tốn thêm nhiều công lắm.

Kiểm tra đánh giá giai đoạn phát triển cây hoài sơn tại Đà Lạt, Lâm Đồng 6/2014
e. Chăm sóc
1. Tưới nước: ở miền Bắc mưa ít nên sau khi trồng nên tưới ngay để cây dễ
mọc mầm, sau này mưa nhiều hay ít mà bố trí tưới cho thích hợp, với
nguyên tắc đừng để cho đất quá khô, và mỗi lần tưới nước nên xem tình
hình cây mọc; tưới nước không nên ngập cây, như vậy cây sẽ mọc đều và
khoẻ. Ở miền Nam vì lượng mưa nhiều, nếu không hạn quá không tưới, nhưng
sau lập thu, củ mài phát triển mạnh, về độ lớn của củ, nếu thấy khô nứt
nẻ thì cần tưới nước kịp thời mới có thể đảm bảo thu hoạch tốt.
2. Cắm cọc cho dây leo: Sau khi cây đã mọc được 33 cm, mỗi cây cắm một
cọc, cọc dài khoảng 2m và tụm đầu trên của bốn cọc gần nhau ở hai hàng
lại để chống gió làm đổ. Đồng thời đem quấn dây vào cọc, như vậy có thể
tăng sản lượng của từng cây một.
3. Xới đất làm cỏ: Cùng với việc cắm cọc cần làm cỏ đợt một, làm cỏ với
độ sâu khoảng 3 cm, giữa các hàng có thể dùng cuốc, nhưng giữa các cây
không dùng cuốc để tránh tổn thương cho cây, nếu có cỏ thì dùng tay mà
nhổ. Đợt làm cỏ lần thứ hai vào trung hạ tuần tháng 6, đợt tư cuối tháng
7 đầu tháng 8, cách làm cũng như đợt 1. Nhưng cần chú ý khi làm cỏ
không làm gãy cây, nếu thấy dây bò ra đất thì đem quấn ngay lên cọc.
Những cây chưa có cọc, trước khi cây bò lan ra đất, nếu thấy có cỏ thì nhổ đi, sau đó không phải làm cỏ nữa.
PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH
a. Bệnh hại:
1. Bệnh phấn trắng: Bệnh phát sinh vào những ngày oi bức nhất, trên lá
có những đốm trắng bằng hạt gạo, sau đó dây bị khô héo dần, củ bị tổn
thương. Mắc bệnh này bởi một loại nấm gây nên. Cách phòng trị:
a) Không trồng cây ở nơi ẩm ướt, úng nước.
b) Phối hợp bón các loại phân lân, đạm, kali
c) Dùng bocđô (1:1:140) để phun.
2. Héo vàng: Trong thời gian cuối kỳ của những ngày nóng bức nhất, lúc
mưa, lúc nắng, cây củ mài có lúc bị khô héo hàng loạt. Sau khi phát hiện
cần kịp thời cắt hết những dây khô héo, sau đó dùng nước giải tưới một
lượt, như vậy cây có thể phục hồi xanh tươi, nếu không kịp thời phòng
trị cây có thể bị chết hàng loạt.
b. Sâu hại:
1. Bọ rùa: Loại sâu này chủ yếu cắn rễ cây, củ không to được và củ sau
khi bóc vỏ có màu vàng nâu, luộc không chín mà mùi vị đắng; khi khô thì
cứng như gân bò, vì vậy người ta gọi là củ mài gân bò, phẩm chất kém
nhất. Cách phòng trị: dùng 666-6% thấm nước trộn với 50 phần bột gạo,
sau đó thêm 50 phần nước, làm thành những miếng như bã đậu và đem rắc để
triệt sâu; hoặc kết hợp với nước tưới, bọc thuốc vào một túi con đặt ở
đầu luống nước chảy vào tưới cho các luống để giết trùng. Hoặc khi bón
thúc mỗi mẫu dùng 4-5 kg phèn đen cho vào phân mà bón như vậy cũng diệt
được loại sâu này.
2. Sâu kén đất: Loài này tuy làm hại không lớn lắm, nhưng sau khi cắn
cây, củ cũng thành màu vàng và cũng thành củ mài gân bò, cách phòng như
trên.
3. Sâu làm thối củ: Loài này chưa có tên khoa học và còn có tên là sâu
đục củ. Loài này là một loại sâu con màu gio đen, dài chừng 2-2,3 cm. Từ
tháng 7-9 thường tụ ở mặt sau lá thành từng bầy ăn lá cây, chúng có thể
ăn hết lá cây làm hại rất lớn. Cách phòng trị: dùng 666-6% thấm nước
hoà với 200 lần nước mà phun.
g. Bón phân thúc:
Ở Miền Bắc sau khi cây mọc và trước khi chưa đóng cọc, do dây leo bò ra
đất, nói chung không bón phân, nếu cần phải bón phân thì kết hợp với
tuới nước. Nhưng ở Miền nam thường bón phân dê, sau lần làm cỏ đợt hai
và đợt ba cần bón phân thúc; mỗlần bón 1.600 kg phân chuồng hoặc 75 kg
bã dầu cải ngâm kỹ hoà với nước mà tưới. Làm như vậy có thể tăng cao sản
lượng.
h. Chọn giống tốt
Dùng đầu củ hoặc mầm vv để làm giống, khi thu hoạch cần chọn loại cổ
ngắn, to, nhiều mầm không có sâu bệnh, không bị thối vv…. Những loại vỏ
sù sì màu đen, có nhánh, cong queo, khúc cuối đen héovv. đều không dùng
được. Ngoài dái củ cũng phải chọn loại to, không bị sây sát, những dái
củ nhỏ hoặc không tốt có thể dùng để ăn.
Thu Hái : Trồng Củ mài khoảng 10-12 tháng thì có thể
thu hoạch được. Vào tháng 12-1, tốt nhất vào Thu Đông, vào đầu xuân, lúc cây tàn lụi, chỉ
còn lại dây mang những chùm quả khô. Rễ Củ mài mọc dài cắm xuống đất vì
vậy đào rất vất vả. Khi đào phải nhẹ tay, dùng thuổng nhỏ hoặc dao nậy
từng ít đất một để bộc lộ dần rễ củ. Củ mài làm thuốc cần được chế biến
ngay không nên để tươi lâu quá 3 ngày, củ sẽ bị hỏng thối.

Kiểm tra đánh giá chất lượng hoài sơn trước khi thu hoạch, khi dây và lá vàng rụng hết lá
Mỗi mẫu có thể sản xuất được 200 – 400kg củ mài khô, nhưng nếu cải tiến
cách trồng, mỗi mẫu có thể thu hoạch được 1000kg củ mài khô (150 tạ
khô/ha = 600 tạ tươi/ha).
Chế biếnKhi đem củ về, cho vào vại nước trong rữa sạch củ, sau đó cho vào bể ngâm, cứ ngâm 100kg củ tươi , nước trong bể ngập củ là được. Ngâm 1 ngày 1 đêm vớt lên rửa sạch, để khô nước cho vào sấy. Sấy xong lại đưa vào bể ngâm 1 ngày, phơi rồi sấy bằng than là được.
Khi sấy khô, lửa không nên nóng quá, nếu nóng quá dễ cháy hoặc tiến thành rỗng ruột. Trong
quá trình chế biến củ mài, phải làm đi làm lại, sấy đi phơi lại mấy lần
như vậy, để củ khô đều cả trong lẫn ngoài, phẩm chất tốt. Không thể sốt
ruột muốn cho củ khô ngay, kết quả là ngoài khô trong ướt, nước chưa
bốc đi hết, trong giữa củ bị nát.
Chế biến như cách trên, thành phẩm là
mao sơn dược. Nói chung 100kg củ mài tươi cạo vỏ còn lại 82kg, qua mấy
lượt sấy, sấy đi sấy lại còn lại độ 26 kg mao sơn dược. Sau khi thu
hoạch củ để lâu cũng rất ảnh hưởng, nếu để lâu, củ bị mềm đi, thường 7kg
mới được 1kg mao sơn dược.
Trong quá trình chế biến gọt vỏ rất tốn công, mà sau khi gọt vỏ cứ
100kg lại hụt đi 20kg, như vậy không lợi. Để khắc phục mâu thuẫn này,
mùa đông năm 1960 vườn trồng thuốc Nam Xuyên, sau khi rửa sạch củ không
cạo vỏ mà đem thái xiên thành miếng dày 3cm, cho vào sấy khô một lượt
cho khô, sau đó lấy ra cho vào rỗ lắc đi lắc lại cho bật rễ phụ ra, như
vậy ngoài vỏ màu vàng ngày, trong ruột và ở mặt cắt màu trắng bột. Loại
không cạo vỏ này phẩm chất rất tốt không tốn công cạo vỏ và không hụt
sản lượng, cách này đơn giản.
Củ hoài sơn sau khi thu hoạch sử lý theo quy trình dược liệu sạch, tự nhiênQuy cách phẩm chấtMao sơn dược khô, hình dài, có thớ hoặc rãnh, hình miếng dẹt, trong cũng như ngoài trắng, hoặc trắng ngà (vàng), không phân biệt nhỏ to ngắn dài. Không ngọt, không có tạp chất, không mốc.
Hoài sơn sau khi thu hoạch sử lý theo quy trình dược liệu sạch, thành phẩmĐóng gói bảo quảnSau khi khô, đem đựng vào hòm gỗ, mỗi hòm đựng 100kg, hòm nhỏ 50kg. Trong hòm lót một lần giấy trắng, ở ngoài dán một lần giấy dày màu tiết lợn và sơn một lớp dầu trẩu để chống ẩm, hòm phải đóng thật kín. Ngoài ra có thể dùng nứa đan thành bồ mà đựng, nhưng như vậy dễ bị ẩm và mốc khó bảo quản.
CUNG CẤP HOÀI SƠN TRỒNG TẠI VIỆT NAM SỐ LƯỢNG LỚN
ĐT: 0902 600 680