Cây xạ đen có tên khoa học Ehretia asperula Zoll. & Mor., họ vòi voi
(Boraginaceae). Trước đây, một số tài liệu xác định tên khoa học của
cây này là Celastrus hindsii Benth, họ dây gối (Celastraceae).
Năm 1987, trong chuyến công tác với mục đích
sưu
tầm các bài thuốc quý trong dân gian, Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Lê Thế
Trung đã tìm thấy cây xạ đen và đưa về nghiên cứu. Sau 12 năm, Giáo sư
Trung và các cộng sự tại Học viện Quân Y đã nghiên cứu được từ loài cây
này hoạt chất ký hiệu là K10. Nó có khả năng ức chế sự phát triển tế bào
ung thư. Đến cuối năm 1999, đề tài nghiệm thu, cây xạ đen được công
nhận là một trong những vị thuốc nam tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nhân
ung thư.
Nghiên cứu cũng chỉ ra, các chất chứa trong cây gồm hợp chất flavonid,
saponin triterpenoid, alkaloid… hỗ trợ kiềm chế sự phát triển của các tế
bào ung thư. Tiến sĩ Dược học Nguyễn Hoàng Tuấn cho biết: "Theo Đông y,
cây xạ đen vị đắng chát, tính hàn, tác dụng hữu hiệu trong điều trị mụn
nhọt, tiêu viêm, giải độc, giảm tiết dịch trong xơ gan cổ chướng và
ngăn ngừa sự phát triển tế bào ung thư”.

Ngoài công dụng với bệnh nhân ung thư, cây xạ đen còn được biết đến
là vị thuốc quý cho những người mắc u xơ tử cung, u nang buồng trứng.
Nhiều nghiên cứu cũng đã chứng minh loài thảo dược này có khả năng ngăn
chặn sự phát triển khối u ác tính ở tử cung và buồng trứng, giúp giảm
kích thước và kiểm soát các khối u này hiệu quả.
Công trình của các tác giả Yao- Haur Kuo và Li-ming Yang Kuo, đăng tải trên tạp chí Phytochemistry
năm 1997 đã chỉ ra hợp chất Maytenfolone A trong xạ đen tác dụng ngăn
chặn, kìm hãm sự phát triển của tế bào ung bướu ở cổ tử cung, ruột kết
và cả ở đại trực tràng. Vào năm 2010, luận án của Tiến sĩ Hoàng Quỳnh
Hoa (ĐH Dược Hà Nội) cho thấy cây có hiệu quả với 7 chứng bệnh gồm ung
bướu, sốt nóng, dị ứng mẩn ngứa, hậu sản, tiêu chảy, bệnh về gan và đau
xương.
Nhờ những tác dụng được khẳng định, hiện xạ đen là một trong những
"dược liệu vàng” hỗ trợ điều trị, phòng ngừa u xơ tử cung, u nang buồng
trứng.