Cây thuốc - Vị thuốc
Tin tức
Xác định hoạt tính ức chế bệnh ung thư và HIV từ cây xạ đen
Xác định hoạt tính ức chế bệnh ung thư và HIV từ cây xạ đen Lá ...
 
Hướng dẫn cách làm mặt nạ tinh bột nghệ để làm đẹp
Nghệ là một loại thực phẩm không những tốt cho sức khỏe, phòng và điều trị ...
 
Bản đồ chỉ dẫn đường đi đến Dược Liệu Sài Gòn
35/21B5 Trần Đình Xu, P. Cầu Kho, Quận 1, Tp.HCM ...
 
Phân biệt cây xạ đen và cây xạ vàng
Cây xạ đen được nhiều người biết đến là “thần dược” trong phòng ngừa và hỗ ...
 
Cây xạ đen hỗ trợ chế ngự u xơ tử cung, u nang buồng trứng
Ngoài công dụng với bệnh nhân ung thư, cây xạ đen còn được biết đến là ...
 
Mật ong - Tinh nghệ vàng cho làn da trắng hồng
Có lẽ không có loại nguyên liệu nào vừa phát huy tác dụng dưỡng ẩm, vừa ...
 
Tác dụng điều trị u xơ tử cung từ cây trinh nữ hoàng cung
Trinh nữ hoàng cung là vị thuốc được nhân dân ta thường dùng để điều trị ...
 
Những thực phẩm có tác dụng tăng sức đề kháng cơ thể
Nghệ, tỏi, trà, mật ong, khoai lang, rau xanh đậm, trái cây màu sáng, sữa chua ...
 
Dược liệu sạch hướng đi tất yếu
Thời gian gần đây, nguy cơ cạn kiệt nguồn dược liệu, nguy cơ về dược liệu ...
 
Công dụng tuyệt vời của hà thủ ô đỏ
Hà thủ ô đỏ là một dược liệu quý mà dân gian đã lưu truyền từ ...
 
Kỹ thuật trồng nghệ vàng
Cây nghệ vàng là cây thuốc dân gian quý được người Việt Nam sử dụng từ ...
 
Công dụng điều trị tóc bạc sớm, thiếu máu của hà thủ ô đỏ
Hà thủ ô đỏ là một loài cây dược liệu được đánh giá cao nhất trong ...
 
Tìm hiểu CÂY HÀ THỦ Ô ĐỎ
Thân leo và lá của cây hà thủ ô được gọi là ‘Dạ giao đằng” (Herba ...
 
Trồng cây dược liệu - 8 vùng tập trung phát triển cây dược liệu
8 là số vùng tập trung phát triển các cây dược liệu tại Việt Nam đến ...
 
Cây thuốc - Vị thuốc
 

Dâm dương hoắc

Giá bán: 400.000 VNĐ
 
Lo ngại tác dụng phụ của các loại thuốc tây y trị rối loạn cương, nhiều quý ông có xu hướng tìm đến các loại thảo dược, với niềm tin uống thuốc đông y không sợ phản ứng phụ vì thuốc chế biến từ thực vật. Một trong những loài thảo dược được săn tìm nhiều nhất chính là cây dâm dương hoắc, được đồn đại là "Viagra đông y”.

Dâm Dương Hoắc còn gọi là dương hoắc, tiên linh tỳ… tên khoa học là Epimedium sp, họ hoàng liên gai (Berberidaceae).

Ở Việt Nam, cây này xuất hiện tại các vùng núi cao Sa Pa, Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang. Cây thân thảo, cao 0,5 – 0,8m có hoa, cuống dài, chứa các thành phần gồm flavonoid, phytosterol, tinh dầu, axít palmitic, dầu béo, vitamin E, alcaloid.

Cây có nhiều loài như dâm dương hoắc lá to, dâm dương hoắc lá mác, dâm dương hoắc lá hình tim, dâm dương hoắc có lông mềm..., tất cả đều được sử dụng trong y học cổ truyền với tác dụng bổ thận tráng dương

Về nguồn gốc cái tên ấn tượng "DÂM DƯƠNG HOẮC” xuất phát từ một truyền thuyết hết sức thú vị của người Trung Hoa. Theo truyền thuyết, một ông lão ở vùng rừng núi sống bằng nghề chăn cừu và dê là người đầu tiên phát hiện ra công dụng đặc biệt của loài thảo dược này. Chẳng là, hàng ngày ông lão quan sát và thấy những chú dê đực sinh hoạt tình dục rất khoẻ. Một con dê đực có thể quan hệ với hàng chục con dê cái trong đàn liên tục mà không thấy dấu hiệu mệt mỏi. Ban đầu, ông lão  chỉ nghĩ đơn giản đó là bản năng mà trời phú cho loài dê để chúng thuận lợi trong việc sinh sản cho cuộc sống bầy đàn. Tuy nhiên, lâu ngày theo đàn dê lên núi, ông lão đã phát hiện ra một bí mật thú vị liên quan đến đời sống tình dục mạnh mẽ của loài động vật này. Thông thường, sau khi ăn loại lá cây có hình trái tim đó, những con dê đực trở lên hưng phấn cực độ, chúng "tấn công” những con cái mạnh bạo như vừa được tiếp thêm thuốc tăng lực vậy.
Phát hiện ra bí mật này, ông lão liền mang thứ lá cây mà những chú dê hay ăn về nhà sắc nước uống để thử nghiệm tác dụng. Điều làm ông ngạc nhiên là sau khi uống nước vào ông thấy những cơn mệt mỏi tan biến rất nhanh, tinh thần và cơ thể mình đều trở lại mạnh khoẻ, thoái mái. Từ đó, "viagra của dê” nhanh chóng được lan truyền trong dân gian với tác dụng làm giảm căng thẳng và mệt mỏi cho nam giới. Người ta cũng đặt cho loại thảo dược này những cái tên liên quan đến loài dê như: "Cây cỏ dê”, "Dâm dương hoắc”…  Trong thời phong kiến Trung Hoa, các danh y đã từng sử dụng loại cỏ này làm dược liệu để điều trị các chứng yếu sinh lý cho hoàng đế, đặc biệt là hiện tượng rối loạn cương dương.



CÔNG DỤNG CỦA DÂM DƯƠNG HOẮC

1. Công dụng của Dâm dương hoắc theo y học cổ truyền
Theo YHC, Dâm dương hoắc có tác dụng bổ thận tráng dương, khu phong trừ thấp. Chủ trị các chứng liệt dương, vô sinh, phong hàn thấp tý, bán thân bất toại.
-  Sách Bản kinh: "chủ âm nuy tuyệt thương, cân trung thống, lợi tiểu tiện, ích khí lực, cường chí ".
-  Sách Nhật hoa tử bản thảo: "trị phong lãnh lão khí, bổ yêu tất cường tâm lực, trượng phu tuyệt dương bất khởi, nữ nhân tuyệt âm vô tử, gân cốt rung giật, chân tay tê dại.”

2. Công dụng của Dâm dương hoắc theo y học hiện đại
Bằng các kỹ thuật phân tích hiện đại, trên mô hình thực nghiệm và lâm sàng, nhiều nhiều nghiên cứu y học hiện đại đã chứng minh Dâm dương hoắc có những công dụng sau:
- Thuốc có tác dụng như kích tố nam, cho uống cao Dâm dương hoắc có kích thích xuất tinh (tác dụng của lá và rễ mạnh, còn quả yếu hơn, thân cây kém).
- Có tác dụng hạ áp, tăng lưu lượng máu của động mạch vành, dãn mạch ngoại vi, tăng lưu lượng máu đầu chi, cải thiện vi tuần hoàn, làm dãn mạch máu não, tăng lưu lượng máu ở não.
- Có tác dụng hạ lipid huyết và đường huyết.
- Tác dụng kháng virus: nước sắc của thuốc có tác dụng ức chế mạnh virus bại liệt các loại I, II, III và sabin I
- Dùng lượng ít thuốc có tác dụng lợi tiểu, lượng nhiều chống lợi tiểu.
- Thuốc có tác dụng tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể và tác dụng song phương điều tiết.
- Có tác dụng giảm ho hóa đờm, bình suyễn và an thần rõ rệt.
- Có tác dụng kháng khuẩn chống viêm: tác dụng ức chế đối với tụ cầu khuẩn trắng, tụ cầu vàng, phế cầu khuẩn, dung dịch 1%, có tác dụng ức chế trực khuẩn lao. Cho thỏ uống thuốc với nồng độ 15mg/kg cân nặng, nhận thấy thuốc có tác dụng kháng histamin.
- Dịch tiêm Dâm dương hoắc in vitro có tác dụng làm tăng trưởng xương đùi của phôi gà.


Lá Dâm Dương Hoắc khô, lá khi phơi khô có màu lục tro hoặc lục vàng,
lá cứng giòn là tốt, lá ẩm mốc, đen, vụn nát là xấu


TƯ VẤN - ĐẶT HÀNG: - 0902.600.680 - (08) 666.05106
Cửa hàng bán lẻ: 35/21B5 Trần Đình Xu, Quận 1, Tp.HCM


CÁCH CHẾ RƯỢU DÂM DƯƠNG HOẮC

Trước hết, phải tiến hành bào chế dâm dương hoắc. Theo cổ nhân, có thể dùng dưới dạng sống hoặc sao, nhưng tốt nhất là nên dùng dạng sao. Có 5 cách sao:

- Sao với mỡ dê: Một lạng dâm dương hoắc thường phải cần 20 g mỡ dê. Đem mỡ dê rán lấy mỡ nước, bỏ tóp rồi cho dâm dương hoắc đã thái vụn vào sao nhỏ lửa cho đến khi thấm hết mỡ là được.

- Sao với muối: Thường dùng nước muối 2% với lượng vừa đủ, sao dâm dương hoắc cho đến khi khô hết nước, dược liệu chuyển màu hơi đen là được.

- Sao với rượu: Mỗi lạng dâm dương hoắc cần dùng 20-25 ml rượu, phun đều rồi sao nhỏ lửa cho đến khi dược liệu khô là được.

- Sao với bơ: Mỗi lạng dâm dương hoắc cần dùng 25 g bơ, đem bơ đun nóng chảy rồi cho dược liệu vào sao cho đến khi khô là được.

- Sao thường: Cho dâm dương hoắc vào chảo, sao lửa nhỏ cho đến khi chuyển màu hơi đen là được.

Sau đó đem ngâm với rượu, thông thường cứ 500g dâm dương hoắc thì cần 5 lít rượu gạo loại một. Chọn loại bình gốm miệng hẹp, lòng rộng để ngâm. Sau 3 ngày (mùa xuân, hè) hoặc 5 ngày (mùa thu, đông) là có thể dùng được. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 15-20 ml.

Để nâng cao hiệu quả của rượu dâm dương hoắc, người ta thường phối hợp nó với một số vị thuốc như:

- Phối hợp với tiên mao, ba kích và nhục thung dung: Nhằm nâng cao khả năng bổ thận tráng dương, tăng cường năng lực tình dục, phòng chống liệt dương và di mộng tinh.

- Phối hợp với tử thạch anh: Làm ấm tử cung, phòng chống tích cực các chứng bệnh ở phụ nữ như thống kinh, bế kinh, băng huyết, rong kinh, khó thụ thai do thận dương hư suy.

- Phối hợp với uy linh tiên: Tăng cường khả năng khu phong trừ thấp, phòng chống hữu hiệu bệnh lý viêm khớp do hư lạnh.

- Phối hợp với cao lương khương (củ riềng) hoặc sinh khương (gừng tươi): Nâng cao khả năng trừ hàn, phòng chống tích cực bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng và đại tràng do hư lạnh.

Lưu ý:

- Không nên uống quá liều chỉ định.

- Những người thể chất âm hư hoặc đang mắc các bệnh lý thuộc thể âm hư không nên dùng. Bệnh cảnh âm hư được biểu hiện bằng các triệu chứng như: người gầy, hay có cảm giác sốt nhẹ về chiều, lòng bàn tay và bàn chân nóng, môi khô họng khát, thích uống nước mát, trong ngực bồn chồn không yên, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ, chất lưỡi đỏ khô...



---------------------------------------------------

Dâm dương hoắc: dê thích, người ham
http://nld.com.vn/suc-khoe/dam-duong-hoac-de-thich-nguoi-ham-20111204071635923.htm

 
Các sản phẩm khác


(*) Lưu ý: Hiệu quả của sản phẩm còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.